Vì sao loại sơn thuyền, tàu lại phải khác sơn thường?
Ngày nay dù giao thông ngày càng phát triển lên một tầm cao mới nhưng ngành giao thông đường thủy bằng tàu, thuyền vẫn là ngành giao thông quan trọng nhất đối với con đường vận tải hàng hóa trên thế giới
Ngày nay dù giao thông ngày càng phát triển lên một tầm cao mới nhưng ngành giao thông đường thủy bằng tàu, thuyền vẫn là ngành giao thông quan trọng nhất đối với con đường vận tải hàng hóa trên thế giới. Việc di chuyển nhiều trên biển- một môi trường có tính ăn mòn cực cao đặt ra một thách thức cực lớn cho việc bảo vệ vỏ tàu, thuyền sao cho thời gian sử dụng dài nhất có thể vì một con tàu có thể lênh đênh hang tháng trời trên biển.
Khoa học công nghệ phát triển khiến việc bảo vệ vỏ tàu thuyền hiện nay trở nên dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn trước. Việc đầu tư một lớp sơn chống ăn mòn tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn mà còn hiệu quả trong thi công.
Các dòng sơn sử dụng cho tàu thuyền:
Sơn lót chống rỉ:
Sơn lót chống rỉ có hai loại thường dùng đó là sơn chống ri Alkyd và sơn chống rỉ Epoxy nhưng lại sơn Epoxy chống rỉ được sử dụng nhiều nhất vì đặc tính vượt trội của dòng sơn 2 thành phần về cơ tính màng sơn, tính chống nước, chống thấm, độ bám dính khi ngâm trong môi trường nước có tính ăn mòn và thẩm thấu cao
Sơn chống rỉ Epoxy giàu kẽm:
Là dòng sơn Epoxy chống rỉ siêu tốt vì chứa hàm lượng kẽm cao giúp cho khả năng chống ăn mòn bởi nước biển cực tốt. Ngoài đặc tính của sơn chống ri 2 thành phần thì hàm lượng kẽm cao giúp cho khả năng chống ăn mòn cho vỏ tàu tăng lên rất nhiều lần và chịu được môi trường tự nhiên có mức ăn mòn cao nhất là C4, C5 và C5M.
Sơn chống hà:
Ngày xưa, một chiếc thuyền mới sơn, sau khi hạ thủy được ba tháng, tốc độ của thuyền sẽ giảm đi 10% so với lúc mới hạ thủy. Tàu thuyền lưu hành sau nửa năm tốc độ chỉ còn khoảng một nửa so với lúc mới hạ thủy.
Nguyên nhân của hiện tượng trên liệu có phải do động cơ tàu thuyền bị hư hỏng hay do vỏ thuyền, tàu bị mục nát gây nên chăng? Cả hai yếu tố vừa nêu trên đều không phải.
Khi kéo tàu thuyền vào bãi tàu để sửa chữa, toàn bộ đáy thuyền lộ ra khỏi mặt nước. Bấy giờ người ta mới rõ nguyên nhân: phần đáy thuyền chìm dưới nước xuất hiện chi chít các“chùm gai góc”, và chính các “chùm gai góc” này đã ngăn cản tàu thuyền lướt tới.
Chúng ta biết rằng trong nước đại dương có nhiều loại sinh vật sống trôi nổi như: rong, sò, hà, trùng đục lỗ, khi còn ở dạng ấu trùng chúng thường trôi nổi trên mặt biển. Khi gặp tàu thuyền chúng lập tức bám vào đáy thuyền, lấy đáy thuyền làm “đất sống” hết ngày này qua ngày khác. Đặc biệt ở các vùng biển nhiệt đới các loại sinh vật này càng nhiều và phát triển càng nhanh.
Từ khi vỏ đáy thuyền bị các “cư dân” này bám vào và phát triển, tốc độ chuyển động của thuyền sẽ ngày càng chậm dần. Theo như tính toán chỉ cần 46% diện tích đáy tàu thuyền có một lớp sinh vật dày 4mm thì phải tăng động lực của tàu thuyền lên 5% thì mới duy trì được tốc độ chuyển động như cũ.
Chính vì vậy người ta đã phải chọn cách sơn đáy tàu thuyền bằng loại sơn phủ màu epoxy chống hà. Trong loại sơn này có chứa một số “chất gây ức chế” cho các sinh vật biển như: oxit đồng (I), hợp chất có chứa thủy ngân, hợp chất hữu cơ có chứa thiếc v.v… Vì lớp sơn có chứa các “chất gây ức chế” như vậy nên khi các sinh vật có hại bám vào đáy thuyền, lập tức chúng bị chết hoặc không dám bám vào đáy thuyền và phát triển, gây hại được.
Bây giờ chắc các bạn đã rõ sơn đáy thuyền có một số tác dụng đặc thù để ngăn chặn sự ăn mòn của nước biển và chống các sinh vật có hại sống bám vào đáy thuyền.