Các loại sơn tàu biển sử dụng như thế nào mới đúng?

25/06/2023

Các loại sơn tàu biển hiện nay khá nhiều nhãn hiệu và sản phẩm điều này khiến cho nhiều khách hàng băn khoăn. Không biết cách sử dụng sơn tàu biển như nào tốt nhất thích nghi tốt với môi trường và khi hậu tại nơi các con tàu, thuyền đi lại. Khi áp dụng trên tàu gỗ hay thuyền trên biển phải tùy theo từng khu vực mà có loại chuyên biệt. Nếu không biết sử dụng chính xác hãy tham khảo kỹ thuật dưới đây. Tuy nhiên không nên dùng sai chức năng của từng lớp phủ.

Tùy theo chi phí đầu tư mà sử dụng loại sơn tàu biển phù hợp. Để sử dụng được lâu hơn phải chọn lựa giải pháp đầu tư cao. Tăng thêm giá trị cho con tàu biển.

Giúp thích nghi tốt với môi trường và khí hậu. Khi áp dụng trên tàu gỗ hay thuyền biển phải tùy theo từng khu vực mà có loại sơn tàu biển chuyên biệt.

I. SƠN TÀU BIỂN LÀ GÌ?

Sơn tàu biển là loại sơn dành riêng cho tàu đi biển. Những con tàu tuân thủ một quy trình sơn tàu biển đầy đủ sẽ có độ bền trường tồn cũng thời gian. Các hạng mục sơn tàu biển cần có bao gồm: sơn cho đáy và dưới mớn nước, sơn cho vùng mớm nước thay đổi, sơn cho mạn khô, sơn cho mặt boong tàu và quầy hầm hàng, sơn cho cabin, sơn cho khung sườn bên trong tàu.

1.1 LÝ DO BẠN NÊN SỬ DỤNG SƠN TÀU BIỂN

Tàu biển được biết là nơi sinh sống lý tưởng của loài sinh vật biển trôi nổi cộng sinh như: Hà, trùng đục lỗ và rêu rong,… Các loài sinh vật biển cộng sinh vào vỏ tàu, chúng bám sá, sinh trưởng với tốc độ chóng mặt. Biểu hiện là khi con tàu của bạn chạy ngày càng chậm và lỳ do sức cản của mặt nước. Lâu dần trở nên hư hại và không sử dụng được nửa.

Nhằm tránh hiện tượng giảm tốc độ và những ảnh hưởng xấu trực tiếp trên vỏ tàu. Người ta khuyên chọn dùng sơn tàu biển với những hợp chất vỏ tàu. Có cấu tạo đặc biệt vừa đủ để làm các vi sinh vật có hại chết đi như là: Hợp chất hữu cơ có chứa thiếc và Oxi đồng,… Khi đó, các sinh vật có hại bám vào đáy thuyền và lập tức sẽ chết ngay do không bám được vào đáy thuyền nữa.

1.2 LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠN TÀU BIỂN

Hạn chế rỉ sét: Sơn dành cho sơn tàu biển có tác dụng chống rỉ sét một cách tuyệt vời. Hạn chế tối đa sự ăn mòn vỏ tàu biển, đem đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Giúp giảm năng lượng và thời gian, từ đó tăng tốc độ duy chuyển của tàu.

Bảo vệ kết cấu: Tàu biển hoạt động trên bề mặt nước nơi có nồng độ mặn của muối Axit cao nên tàu biển rất dễ bị ăn mòn. Vì thế sơn dành cho tàu biển có khả năng hạn chế và chống được sự ăn mòn kim loại. Giúp bảo vệ kết cấu cho tàu biển tránh được sự bào mòn từ nước biển gây nên.

Dùng để trang trí: Ngoài hai chức năng trên sơn dành cho tàu biển cong có tác dụng trang trí. Nhờ vào những màu sắc đa dạng như đỏ, nâu, xám ghi, xanh, vàng, màu nhủ,.. Làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho con tàu một cách hoàn hảo nhất.

1.3 SƠN TÀU BIỂN CÓ MẤY LOẠI?

Các loại sơn nói chung và sơn tàu biển nói riêng có tác dụng chính là bảo vệ tàu hàng hải. Lớp sơn đóng vai trò như một lớp bảo vệ chống lại sự sâm nhập của các tác nhân bên ngoài các loài sinh vật biển, rong rêu, chống lại Axit, sự ăn mòn của nước biển,… Và theo chức năng, chúng ta có các loại sơn như sau:

Sơn chống hà tàu biển: Là các sản phẩm sơn chống hà dùng để sơn bảo vệ phần đáy tàu. Tác dụng ngăn hà bám, kháng nước và tăng tốc độ cho tàu. Sơn chống hà tàu biển có thể bám dính trên mọi bề mặt đã sơn lớp sơn chống rỉ tàu tàu biển và sơn phủ màu tàu biển.
  • Sơn chống rỉ tàu biển: Bao gồm các loại sơn chống rỉ góc Epoxy 2 thành phần và gốc Alkyd 1 thành phần. Chống rỉ sét cho các kết câu thép của con tàu đồng thời tăng độ bám dính và độ phủ cho các lớp sơn phía trên.
  • Sơn phủ màu tàu biển: Là hệ sơn Epoxy, hệ Alkyd và hệ sơn PU. Vừa dùng để bảo vệ tàu biển vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho các con tàu.
  • Sơn cao su clo hóa: Là sơn 1 thành phần được chế tạo trên cơ sở nhựa cao su clo hóa. Nhựa tổng hợp cao cấp, bột màu, dung môi hữu cơ và các phụ gia khác. Sơn tàu biển cao su clo hóa dùng để bảo vệ, trang trí cho các vỏ tàu biển. Cùng các thiết bị máy móc, cầu kiện, sơn dùng dưới nước,…

II. CÁC LOẠI SƠN TÀU BIỂN DÙNG NHƯ NÀO HIỆU QUẢ?

2.1 PHẦN ĐÁY TÀU

  • Sơn chống rỉ Epoxy 2 thành phần: Phù hợp với bề mặt gỗ và kim loại, nhằm bảo vệ và tăng kết dính lớp phủ màu. Ngăn chặn khả năng gây rỉ từ bên trong.
  • Phủ màu hai thành phần: Trên bề mặt đã dùng sơn lót, đây là lớp trang trí cho tàu thuyền biển và gỗ. Mặt khác, sơn tàu biển bảo vệ khỏi sự ăn mòn của các tác nhân trong nước biển.
  • Lớp phủ Chống hà: Phần ngoài cùng của dưới đáy tàu thường bị bám bởi rêu móc, vi sinh vật dưới biển. Gây gỉ ăn mòn phá hủy đáy tàu thuyền.
  • Phần vỏ tàu còn lại: Áp dụng hệ thống 2 thành phần thông thường. Hoặc tốt nhất nên sử dụng hệ thống sơn tàu biển lót epoxy giàu kẽm kết hợp với lớp phủ sơn cao su clo hóa.

2.2 PHẦN BÊN TRONG CON THUYỀN

Đây là thành phần ít tiếp xúc với nước biển nên quá trình ăn mòn tự nhiên diễn ra chậm. Vì vậy, loại sơn tàu biển sử dụng cũng dễ dàng và không yêu cầu kỹ thuật cao như phần đáy. Bạn có thể áp dụng các giải pháp dưới đây:

  • Lót Alkyd và phủ màu sơn dầu Alkyd 1 thành phần
  • Sơn lót Epoxy hai thành phần và phủ màu 2 thành phần

III. QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN TÀU BIỂN ĐÚNG CHUẨN

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ BỀ MẶT

– Làm sạch bề mặt vỏ tàu trước khi sơn là nền tảng cấu tạo vững chắc của lớp sơn. Giống như xây nhà móng có chắc thì tường nhà mới bền vững, tuổi thọ của màng sơn mới được kéo dài. Kim loại mới lâu hư hỏng và đảm bảo độ bền lâu dài cho vỏ tàu.
– Loại bỏ mọi tạp chất sơ bẩn: bụi bặm, dầu mỡ, những vảy rỉ sét, lớp sơn đã cũ hay bị bong tróc khỏi bề mặt tàu. Không cho tạp chất lẫn vào vỏ tàu ngăn cách lớp sơn và vỏ tàu.
– Phương pháp: Dùng dung môi, chất tẩy dầu, súng bắn nước áp suất cao cùng với dụng cụ để làm sạch bề mặt.

BƯỚC 2: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THI CÔNG

a. Súng phun

Đây là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Luồng sơn được phun ra với một áp lực cao nên có khả năng chui sâu và bám chắc được vào bề mặt nền (đặc biệt là với bề mặt bị rỗ nhiều).
– Màng sơn phủ đều hơn, bóng hơn. Có khả năng sơn được một lớp sơn dày hơn so với phương pháp dùng cọ lăn
– Tuy nhiên, khi dùng súng phun thì ở những nơi có không gian nhỏ hẹp, thông thoáng không tốt rất khó sơn đều được.
– Thợ sơn đòi hỏi phải có tay nghề
– Tỷ lệ sơn hao hụt lớn hơn so với các phương pháp khác
– An toàn lao động cần phải được chú trọng

b. Dùng cọ lăn sơn (rulo lăn sơn)

– Tốc độ sơn nhanh hơn so với cọ sơn
– Dễ sơn ở những khu vực khó tiếp cận
– Làm ướt bề mặt sơn kém
– Không nên dùng cho lớp sơn đầu tiên (lớp lót)
– Dễ tạo bọt khí cho màng sơn
– Chỉ sơn được mỏng, phải sơn nhiều lớp thì mới đạt được chiều dày theo quy định
– Khả năng bám dính của màng sơn lên bề mặt kém hơn so với phương pháp dùng sún phun

c. Dùng chổi quét sơn (cọ sơn)

– Chỉ dùng cọ để sơn cho những vị trí nhỏ mà các phương pháp trên không sử dụng được
– Khi dùng chổi sơn nên quét ngang một lượt sau đó quét dọc
– Chú ý khi sơn để đạt được chiều dày quy định

BƯỚC 3. TIẾN HÀNH THI CÔNG SƠN TÀU BIỂN

Tùy theo yêu cầu, đặc điểm của mỗi tàu mà người ta dùng các hệ sơn khác nhau (sơn tàu biển epoxy 2 thành phần, sơn chống hà và sơn tàu biển alkyd 1 thành phần) và thứ tự các lớp sơn cũng khác nhau. Nhưng chung lại bao gồm: 2 lớp sơn chống rỉ + lớp sơn trung gian (lớp sơn giữa chuyển tiếp kết dính cho lớp tiếp theo) + 2 lớp sơn phủ.

A. THI CÔNG LỚP SƠN CHỐNG RỈ

– Sử dụng súng phun sơn sơn 02 lớp sơn chống rỉ, lớp sơn thứ nhất cách lớp thứ hai từ 8 đến 12 tiếng. Đối với sơn chống rỉ epoxy vì là sơn 2 thành phần nên trước khi sơn phải tiến hành trộn để được hỗn hợp đồng nhất rồi mới sơn, còn sơn chống rỉ alkyd chỉ cần bật nắp khuấy đều rồi tiến hành sơn.

– Đảm bảo toàn bộ tàu được phủ đều sơn, những phần sơn khó và phủ không đều thì phải sơn dặm lại bằng lu lăn sơn hay chổi quét sơn.

B. THI CÔNG LỚP SƠN TRUNG GIAN

– Khi bề mặt lớp sơn lót thứ 2 khô (sau 8 -12h) sơn tiếp 01 lớp sơn trung gian, phương pháp tiến hành sơn tương tự như khi sơn lớp sơn chống rỉ. Cho phép bề mặt khô.

C. THI CÔNG LỚP SƠN PHỦ 

 Làm sạch bề mặt tàu đã sơn lớp sơn trung gian, sau đó sơn lớp thứ nhất của lớp sơn phủ. Cho phép bề mặt khô từ 8-12h sau đó làm sạch bề mặt rồi sơn tiếp lớp sơn phủ thứ 2. Phương pháp sơn tiến hành như sơn lớp sơn chống rỉ.

– Giống như sơn chống rỉ epoxy, sơn phủ tàu biển epoxy là loại sơn 2 thành phần nên cũng phải tiến hành trộn đều trước khi sơn và trộn đến đâu thì thi công đến đó. Không nên để lâu, nếu để lâu sơn sẽ bị đông cứng. Còn sơn phủ tàu biển alkyd chỉ cần bật nắp rồi khuấy thật đều rồi tiến hành sơn.

– Riêng với phần đáy tàu, phần dưới và phần trên mớm nước thì sơn 02 lớp sơn chống hà thay cho 02 lớp sơn phủ để tránh hà bám vào tàu làm giảm tốc độ tàu và phá hủy tàu.

– Thời gian tối thiểu hạ thủy là sau khi lớp sơn phủ cuối cùng khô sau 12 giờ và tối đa là sau 3 ngày.