Lỗi phun sơn công nghiệp thường gặp và cách khắc phục
Làm việc trong ngành công nghiệp sơn, chắc hẳn bạn đã từng gặp phải những lỗi phun sơn khiến cho quá trình sản xuất bị gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Những lỗi này có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thiết bị phun sơn không hoạt động đúng cách đến các yếu tố môi trường như độ ẩm hay nhiệt độ.
Trong quá trình sản xuất, việc phun sơn công nghiệp là một công đoạn quan trọng nhằm tạo ra bề mặt hoàn thiện cho sản phẩm. Tuy nhiên, không ít lần, các nhà sản xuất gặp phải những lỗi không mong muốn trong quá trình này, từ sơn bị chảy, bề mặt sơn xuất hiện vết loang lổ, đến hiện tượng da cam trên bề mặt sơn. Những lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng chi phí sản xuất do phải tiến hành sửa chữa hoặc làm lại từ đầu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về những lỗi phun sơn công nghiệp thường gặp và cách khắc phục, giúp bạn nắm bắt được cách để tối ưu quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Phun sơn công nghiệp
Sơn công nghiệp là loại sơn được sử dụng để bảo vệ các lớp bề mặt vật liệu có thể đảm bảo tiêu chuẩn chống chịu cao trong công nghiệp do ảnh hưởng của nhiệt độ, hóa chất, ăn mòn. Sơn công nghiệp có thể được hiểu là các dòng chuyên dùng cho công nghiệp, cho các công trình kết cấu thép đòi hỏi có độ bền cao, khả năng chịu các loại hóa chất, điện hóa mạnh như các nhà máy điện gió, nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy trong các khu công nghiệp, các công trình cao tầng, các công trình cầu đường, các công trình ngoài khơi, công trình gần biển.
Sơn công nghiệp được dùng ở đa dạng lĩnh vực như: Sản xuất đồ gỗ (nhiều loại gỗ công nghiệp như acrylic, gỗ MDF đều được phủ sơn công nghiệp), ô tô, đóng tàu, hàng không vũ trụ. Đây là các lĩnh vực có nhiều bề mặt yêu cầu tính thẩm mĩ về màu sắc nhưng không thể dùng sơn thường để sơn trực tiếp lên được, vì sơn thường sẽ không chịu được áp lực làm việc ở môi trường có nhiều biến đổi.
Một số loại sơn công nghiệp còn có tác dụng bảo vệ cả trong môi trường nước mặn, là môi trường dễ xảy ra sự ăn mòn kết cấu nhất. Sơn công nghiệp hai thành phần hiện không bán lẻ tại các đại lý, vì các công trình nhà dân không cần dùng đến loại sơn chuyên dụng này. Đặc biệt, trong quá trình thi công, sử dụng sơn công nghiệp phải tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng đồ bảo hộ thích hợp để đảm bảo an toàn tối đa.
Ngoài ra cần phun sơn đúng cách để tránh tình trạng lỗi.
Máy phun sơn công nghiệp là một giải pháp hiện đại, thay thế cho các phương pháp lăn sơn, quét sơn thủ công. Máy này có động cơ chạy bằng khí nén và hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất của các luồng khí, tạo lực đẩy dung dịch sơn ra khỏi béc phun.
Máy phun sơn công nghiệp ra đời khiến cho công việc ở các xưởng mộc, xưởng phun sơn trở nên đơn giản và an toàn hơn. Phun sơn thường là bước cuối cùng để cho ra đời các sản phẩm công nghiệp. Máy phun sơn giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí nhân công, giúp bạn có một thành phẩm đẹp, mịn và đều màu.
Lỗi phun sơn công nghiệp thường gặp
Nguyên nhân dẫn đến lỗi khi phun sơn công nghiệp
- Lỗi sơn bị chảy khi phun sơn:
Đây là lỗi phổ biến khi phun sơn, thường do sơn pha quá lỏng, sử dụng dung môi pha có độ bay hơi quá chậm, điều chỉnh súng phun sơn ra quá nhiều, bề mặt sản phẩm không tương thích, do lớp sơn quá dầy. Hoặc sơn không phù hợp với vật liệu
- Bề mặt sơn sau khi phun sơn xuất hiện vết loang lổ
Lỗi này thường do sơn bị nhiễm dầu. Xử lý bề mặt không đúng cách. Trong hơi có dầu (có thể do máy nén khí). Bề mặt sản phẩm bị dính dầu nhớt, wax, dầu lanh.
- Bề mặt sơn bị nứt
Sử dụng sơn chất lượng thấp, độ bám dính không tốt. Pha loãng sơn quá mức hoặc thi công lớp sơn quá mỏng, chuẩn bị bề mặt kém. Đặc biệt là không sơn lót trước khi sơn
Các lớp sơn bên dưới có độ bám dính kém, hoặc sơn phủ 2 thành phần lên lớp sơn 1 thành phần
- Xuất hiện lỗ kim và bọt khí trên mặt sơN
Lỗi này thường do dung môi bay hơi quá nhanh, môi trường tại nơi hong phơi sản phẩm quá nóng. Chất liệu sơn bị nổi bọt sau khi khuấy mạnh. Gỗ có thể chưa được làm khô đúng mức, hoặc có thể hút ẩm trở lại quá nhiều. Sơn ép quá nhiều pass lên bề mặt sản phẩm còn nhiều tim gỗ. Chiều dày sơn chống rỉ quá mỏng
Do nhiễm bẩn trên bề mặt kim loại ví dụ như bụi mài,…
- Xuất hiện da cam trên bề mặt sơn:
Thường là lỗi thi công sơn không đúng như dùng sai cỡ đầu phun, hiệu chỉnh áp lực phun quá cao hay sử dụng dung môi không đúng
Lỗi này thường do sơn pha quá đặc. Môi trường hong phơi sản phẩm quá nóng. Sử dụng dung môi pha quá nhanh khô. Hơi sơn quá yếu hoặc điều chỉnh súng sơn không thích hợp – thường hay xảy ra với sơn chứa vẩy thủy tinh (Glass flake)
Cách khắc phục lỗi
Dưới đây là một số cách khắc phục cơ bản có thể tham khảo qua
- Lỗi sơn bị chảy khi phun sơn:
Giảm bớt dung lượng dung môi trong sơn, dùng cốc đo độ nhớt sơn. Chọn loại dung môi có độ bay hơi thích hợp (cùng chủng loại).
Điều chỉnh thiết bị phun (áp suất hơi, đầu súng, lưu lượng sơn ra thích hợp 2 bar). Xử lý sản phẩm bằng giấy nhám và vệ sinh bề mặt trước khi sơn.
Điều chỉnh súng phun, sơn các lớp mỏng, hạn chế sơn quá nhanh và quá dày
Pha sơn và sử dụng dung môi theo đúng hướng dẫn của NSX
- Bề mặt sơn sau khi phun sơn xuất hiện vết loang lổ:
Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Pha lại thùng sơn mới kiểm tra độ nhớt sơn đầy đủ.
Kiểm tra máy nén khí có bị nhiễm dầu nhớt ra hơi hay không.
Trong quá trình sản xuất các thiết bị trên chuyền, lò sấy hoặc vải lau có thể rớt dầu lên bề mặt sản phẩm, kiểm tra kĩ hiện tượng này.
- Bề mặt sơn bị nứt
Nếu được phát hiện sớm, có thể khắc phục vết nứt trên bề mặt bằng cách loại bỏ lớp sơn bị bong tróc bằng dao cạo hoặc bàn chải sắt, chà nhám để làm mịn các cạnh, sau đó sơn lại.
- Xuất hiện lỗ kim và bọt khí trên mặt sơn:
Sử dụng dung môi thích hợp của loại sơn và tùy thời tiết. Tại nơi hong phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải có quạt sấy.
Khi đưa vào bình trộn sơn hoặc máy trộn sơn chỉ chỉnh tốc độ khuấy cho sơn đủ hòa tan. Đảm bảo rằng lớp sơn lót và sơn phủ có đủ độ dày để sơn lên bề mặt
Gỗ phải được tẩm sấy và kiểm tra độ ẩm từ 8- 16% trước khi sơn. Đảm bảo làm sạch tất cả các bề mặt kim loại bằng chất tẩy rửa kim loại thích hợp. Loại bỏ tất cả rỉ sét bằng cách phun cát để tạo ra bề mặt kim loại sáng
Sơn 2 pass vừa đủ và thời gian mỗi pass phải cách nhau tối thiểu là 60 giây.
- Xuất hiện da cam trên bề mặt sơn:
Thi công sơn pha đúng tỷ lệ sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tại nơi hong phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải có quạt sấy. Sử dụng dung môi tương thích của sơn.
Xử lý bề mặt và sơn lại (nếu cần)
Hy vọng qua bài viết này, Kim Thịnh Cường đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể khắc phục những hiện tượng lớp sơn bị hư hỏng khi thi công. Hotline tư vấn: 0974 354 314.
Địa chỉ mua sơn công nghiệp tại Đà Nẵng
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua sơn công nghiệp tại Đà Nẵng, bạn đã đến đúng nơi. Tại nhà phân phối Kim Thịnh Cường cung cấp nhiều lựa chọn cho những người đang tìm kiếm sơn công nghiệp chất lượng, chính hãng. Dù bạn đang cần sơn cho một dự án cụ thể hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về các loại sơn công nghiệp khác nhau, hay các loại sơn tàu biển,... Nhà phân phối Kim Thịnh Cường tại Đà Nẵng đều có thể đáp ứng nhu cầu của bạn.
Đến với Kim Thịnh Cường khách hàng sẽ được tư vấn về các dòng sơn từ chất lượng, đặc trưng cho đến giá cả và chế độ bảo hành sản phẩm bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhất. Nên quý khách yên tâm khi đến với chúng tôi.